LIÊN KẾT WEB
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
6
9
8
9
8
8
TIN TỨC SỰ KIỆN 05 Tháng Mười 2010 2:30:00 CH

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ NÔNG DÂN

Ø     Đầu năm 2010 toàn huyện còn 22.630 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 23,91%. Thực hiện chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá theo tiêu chí mới của Thành phố đạt thu nhập trên 12 triệu đồng/người năm huyện đã hỗ trợ, giúp bà con nghèo có điều kiện phát triển kinh tế gia đình có thu nhập ổn định và vươn lên thoát nghèo như cho vay vốn, giải quyết việc làm, tặng học bổng, tặng nhà tình thương…. Đến nay đã có 3.202 hộ đã thoát nghèo và ra khỏi chương trình. Như vậy hiện toàn huyện còn 19.738 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 20,85%.  

Ø     Tai hội nghị tôn vinh “Người nông dân tiêu biểu” cấp thành phố lần thứ III/2010 được Hội nông dân thành phố tổ chức vào dịp kỷ niệm 80 năm thành lập tổ chức Hội nông dân Việt Nam sắp tới (14/10/1930 – 14/10/2010), Hội nông dân huyện Củ Chi có 2 điển hình tiêu biểu được chọn về tham dự  hội nghị này. Đó là ông Phạm Văn Vũ -  ấp Xóm Trại xã An Nhơn Tây và bà Trần Ngọc Tuyết - ấp 1 xã Hòa Phú. Đây là 2 trong số danh sách 5 gương tiêu biểu trong toàn huyện được đề nghị xét chọn có trên 3 năm đạt danh hiệu nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi, cấp thành phố; 3 năm đạt danh hiệu gia đình văn hóa, sống có tình làng nghĩa xóm, đoàn kết tương trợ giúp nhau, nòng cốt trong hoạt động Hội cũng như tích cực trong các phong trào thi đua của địa phương.

Ø     Đến nay Hội nông dân các xã – thị trấn đã tổ chức xong hội nghị giao lưu điển hình nông dân sản xuất giỏi năm 2010. Tại hội nghị này ngoài báo cáo lại tình hình thực hiện công tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong năm 2009 của các xã – thị trấn, các đại biểu cùng giao lưu và chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình lao động sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao của những điển hình tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của bà con nông dân. Nhìn chung, trong thực hiện công tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần chỉ đạo của thành phố, huyện, Hội nông dân các xã đã phát huy vai trò của mình từng bước giúp bà con nông dân nhận thức được lợi ích thiết thực của việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo đúng định hướng mà Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra. Bà con nông dân đã liên kết hợp tác giúp nhau cùng vượt khó vươn lên làm giàu bằng những vật nuôi và cây trồng như rau an toàn, trồng ghép mai, tạo dáng cây kiểng – bonsai, chăn nuôi bò sữa, trồng hoa lan – cây kiểng… Từ đó thu hút đông đảo hội viên và bà con nông dân đăng ký chuyển đổi. Kết quả có hơn 3.000 hộ thực hiện, tuy số lượng chưa nhiều so với số hộ sản xuất nông nghiệp của huyện, nhưng qua chuyển đổi đã khẳng định được hiệu quả về kinh tế, giúp tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người nông dân. Riêng phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, trong tổng số hơn 5.000 hộ đăng ký thực hiện phong trào, có hơn 4.000 hộ đạt nông dân sản xuất – kinh doanh các cấp. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn với năng suất và hiệu quả kinh tế cao, có nhiều  điển hình năng động, sáng taọ, dám nghĩ, dám làm, nhất là ý chí vượt khó, ham học hỏi và làm giàu từ trí tuệ của bản thân và sự tác động của tổ chức hội các cấp, góp phần tích cực cùng với địa phương thực hiện có hiệu quả chương trình giảm hộ nghèo tăng hộ khá, trong đó có  nhiều hộ vươn lên làm giàu chính đáng.

Ø     Hội nông dân các xã như Thị trấn, Tân An Hội, Tân Thông Hội, Phước Vĩnh An, Tân Phú Trung, An Nhơn Tây, An Phú, Phú Mỹ Hưng tổ chức tập huấn cho cán bộ hội nông dân cơ sở. Ngoài hướng dẫn một số kỹ năng nghiệp vụ về xây dựng công tác Hội vững mạnh, cách quản lý hoạt động hội cơ sở và xây dựng phong trào nông dân trên địa bàn dân cư, cán bộ hội cơ sở còn được nghe triển khai một số chính sách, chủ trương của Đảng – Nhà nước đối với giai cấp nông dân Việt Nam trong thời kỳ đởi mới.

Ø     Trung tâm khuyến nông thành phố tập huấn kỹ thuật trồng rau mầm ở xã Trung Lập Thượng và Phước Thạnh. Trạm bảo vệ thực vật huyện tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá trên cây lúa, cách thức phòng trừ rầy nâu cho bà con ở xã Trung Lập Thượng và ấp Ba Sòng - xã An Nhơn Tây, hướng dẫn cách nhận biết cây lúa bị nhiễm rầy nâu, cách thức xử lý khi rầy xuất hiện với mật độ nhiễm nặng hay nhẹ…; Đoàn cán bộ Tỉnh Bến Tre học tập kinh nghiệp mô hình xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Thông Hội.

Ø     Nhằm tiếp tục tạo điều kiện cho bà con nông dân có điều kiện phát triển mô hình trồng rau an toàn, Trung tâm Khuyến nông thành phố và Viện ứng dụng khoa học công nghệ thành phố đã hỗ trợ 100 tấn phân vi sinh cho 50 hộ nông dân trồng rau của xã Trung Lập Hạ. Đoàn thanh niên Bộ nông nghiệp – Phát triển nông thôn thành phố tổ chức lớp tập huấn cho 50 bà con ở xã Thái Mỹ về kỹ thuật trồng bắp giống và cách thức vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi heo. Đồng thời Chi cục phát triển nông thôn thành phố mở lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa lan cho 15 học viên là những người yêu thích hoa lan. Trạm khuyến nông huyện tổ chức hội thảo về phòng chống dịch bệnh heo tai xanh cho bà con chăn nuôi ở xã Thái Mỹ. Xã Phạm Văn Cội tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi heo rừng lai, thu hút 30 hộ bà con nông dân đến dự. Xã Trung Lập Thượng tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cá chình cho 4 hộ. Hội nông dân xã Bình Mỹ tổng kết lớp tập huấn IPM cho 25 hộ trồng rau muống nước. 

Ø     Hội nông dân xã Phú Hòa Đông đã trao số vốn 450 triệu đồng cho 35 hộ nông dân. Bình quân mỗi hộ vay từ 10 đến 15 triệu đồng để phát triển chăn nuôi, trồng trọt và buôn bán nhỏ trong thời hạn là 2 năm với lãi suất 0,65%/ tháng. Hôi nông dân xã Thái Mỹ phát vốn vay trị giá 472 triệu đồng cho 59 hộ, mỗi hộ 8 triệu đồng để làm nhà vệ sinh và hầm biogas; Hội nông dân xã Tân Thạnh Đông phát vốn vay từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân cho 58 hộ chăn nuôi bò sữa với số vốn 870 triệu đồng.

 Ø     Ngày 28/9/2010 tại Công viên nước Củ Chi Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức lớp tập huấn về quản lý và gây nuôi động vật hoang dã cho hộ chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn huyện. Đến dự còn có các đ/c Chủ tịch – Phó Chủ tịch Hội nông dân 21 xã – thị trấn.

Gần 80 bà con đến dự đã được ông Nguyễn Hữu Hưng – Trưởng Phòng Thanh tra Pháp chế - Chi cục  

kiểm lâm thành phố hướng dẫn một số nội dung có liên quan như Chỉ thị 22 của UBND TP về “Tăng cường thực hiện các biện pháp để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã trên địa bàn TP”; Chỉ thị 1284 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về “Tăng cường công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và cơ sở trồng cây nhân tạo động vật, thực vật hoang dã”; Hướng dẫn 515 của Cục kiểm lâm về việc tổ chức đăng ký và quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài động vật hoang dã không thuộc danh mục động vật, thực vật hoang dã qui định tại Nghị định 32 của Chính Phủ và Quyết định số 54 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; hướng dẫn mẫu hồ sơ đăng ký các trang trại nuôi sinh sản động vật hoang dã; Mua bán, vận chuyển, cất giữ động vật hoang dã như thế nào là hợp pháp; xử lý nước thải trong chăn nuôi tránh gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi động vật hoang dã… Ngoài ra, còn hướng dẫn một số kỹ thuật về xây dựng chuồng trại, cách chọn con giống để nuôi nhím, heo rừng… đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Được biết toàn huyện Củ Chi có khoảng 100 hộ đăng ký nuôi gần 44 ngàn con động vật hoang dã như nhím, heo rừng lai, rắn, cá sấu, gấu, trăn, Cầy Vòi Hương…. Trong đó có 60 hộ đăng ký nuôi hơn 1.000 con nhím.

(Thu Chung, 05/10/2010)


Số lượt người xem: 3662    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

  • Bản tin Hoạt động Quận 4-13-19/12/2010
  • Bản tin Hoạt động Quận 4-15-21/12/2010
Tìm kiếm