LIÊN KẾT WEB
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
7
0
9
9
5
9
TIN TỨC SỰ KIỆN 19 Tháng Tư 2012 3:40:00 CH

CỦ CHI ĐỊA DANH VÀ NHỮNG CHIẾN CÔNG

Củ Chi tên gọi của một vùng đất anh hùng trong đấu tranh chống ngoại xâm. Để có được danh hiệu “Đất thép thành đồng”, dưới sự lãnh đạo của Đảng người dân nơi đây đã kiên gan bám trụ, chiến đấu và chiến thắng quân thù. Góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc, mỗi một địa danh: tên đất, tên người ở nơi đây đã đi vào lịch sử bằng những kỳ tích, những chiến công hiển hách, làm sáng lên bản chất anh hùng cách mạng.
Đến củ chi đến với những địa danh đã đi vào lịch sử, nơi đã từng nuôi nấng cưu mang chiến si du kích, bộ đội chiến đấu ngoan cường với địch làm rạng danh lịch sử dân tộc bằng những chiến công.

 

Cái nôi địa đạo

  Sau khi có Đảng, dưới sự lãnh đạo của xứ ủy Nam Kỳ các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp liên tiếp nổ ra, đỉnh điểm là khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23/11/1940, sau khi khởi nghĩa nổ ra và thất bại, thực dân pháp đã thẳng tay đàn áp bắn giết. Phong trào kháng Pháp tạm lắng, để tránh bị đàn áp nhiều chiến sĩ cách mạng đã tản về các địa phương vùng ven tạm lánh. Trong số những người tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ có ông Trần văn Hồ, cùng ba chiến sỹ cách mạng khác về xóm Cây Da xã Tân phú Trung  ẩn náu. “Che mắt” giặc ông Hồ cùng gia đình đã đào “hầm ếch” thô sơ giữa bụi tre gai sau vườn nhà, để ông và đồng đội cùng ẩn trốn. Khi có “động tịnh”các ông cứ chui vào hầm “nghĩ”  khi Pháp đi rồi lại ra ngoài. Và suốt trong 5 năm (từ 1940 đến năm 1945) đến khi Cách mạng tháng Tám thành công, các ông vẫn an toàn. Gặp lại những đồng chí của mình, Thắc mắc đầu tiên của những người trong cuộc khi ấy! là cách nào mà các ông an toàn? khi mà giặc Pháp ngày đêm lùng sục bố ráp giết chóc, ông Hồ “bật mí” và dẫn chứng cụ thể, với việc đưa các đồng chí của mình ra tận miệng hầm, nơi mà ông Hồ và ba đồng đội của ông đã từng trú ẩn. Thế là từ thực tế của hầm ếch thô sơ ban đầu, các ông được “bật mí” .Và sau đó không lâu từ thực tế hầm bí mật ở Tân Phú Trung, công việc đào địa đạo với mô hình địa đạo liên xã ra đời ở  khắp các địa phương Củ Chi. Trên cơ sở khắc phục nhược điểm và  phát huy tối đa ưu điểm của hầm.Và mô hình địa đạo liên gia, liên ấp được hình thành từ đây. Địa đạo Tân Phú Trung là nơi khởi nguồn của toàn bộ hệ thống địa đạo Củ Chi trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp, rồi đến chống Mỹ. Càng về sau địa đạo càng thể hiện tính kỹ thuật và là một công trình đặc biệt trong cuộc chiến tranh nhân dân chống lại quân thù hùng mạnh về kinh tế và khí tài quân sự. Đã có 250 km địa đạo được đào ăn sâu trong lòng đất tại các xã vùng giải phóng.  Trải qua bao lần bị chà đi xát lại,chịu bao bom rơi, đạn nổ nhưng địa đạo vẫn là chiến lũy an toàn là nơi bảo vệ chở che các đồng chí lãnh đạo Sài Gòn - Gia Định, Huyện ủy Củ Chi đã lãnh đạo quân và dân ta chiến đấu, lập nên nhiều chiến công vang vội mà mỗi vùng đất ở Củ Chi đều ít nhiều gắn với những trận đánh và thắng giặc Mỹ do chiến sĩ đồng bào, những nông dân tay súng, tay cuốc chiến đấu và sản xuất ngay trên quê hương mình.

Địa danh và những chiến công

 Củ chi, tên gọi của một loài cây mọc nhiều tại vùng đất này, địa danh hành chính và tên gọi Củ Chi được chính quyền Ngô Đình Diệm công nhận vào năm 1957. từ cây “Củ Chi” để phục vụ công tác quản lý “hành chính” của chế độ cũ. Trước đó nhiều xóm ấp ở đây cũng có tên gọi trùng với một loại cây nào đó sẵn có tại mỗi vùng để xác lập địa giới hành chánh làng này với làng khác, Như Cây Trâm, Cây Trắc, (xã Phú Hòa Đông) Mít Nài, Bàu Điều xã Phước hiệp (Nay là Phước Thạnh), Bàu Đưng (An Nhơn Tây), Giồng Sao (xã Tân phú Trung) Cây Trôm (xã Phước Hiệp), Bàu Tre  (xã Tân An Hội). hoặc lấy tên của bến nước, bến đò, đình, chùa nào đó đặt tên cho xóm ấp của mình như: Ấp Bến Đò, Aáp Đình (xã Tân Phú Trung), ấp Bến Mương (xã Nhuận Đức, xã An Nhơn Tây), Xóm Chùa (xã Tân An Hội) ấp Đồng Chùa (xã Phước Thạnh).

Mỗi một vùng đất, mỗi một địa danh ở Củ Chi điều gắn với lịch sử của mình trong đó tiêu biểu là những chiến công mà quân dân du kích mỗi địa phương đã chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ.

 Ngày 26/01/1966 tại đồng bưng ấp Bốn Phú du kích xã Trung An phối hợp với bộ đội Đại đội 02, Tiểu đoàn 02 Quyết thắng tổ chức trận vận động phục kích, tiêu diệt 300 tên địch làm bị thương hàng trăm tên khác bắn cháy 24 máy bay trực thăng, một máy bay phản lực, và làm hỏng 10 máy bay khác sau trận chiến thắng này Mỹ Ngụy không còn dám ung dung đốt phá làng mạc ở Củ Chi

03 h sáng ngày 11/06/1967 tại Gò đình, Đức Hiệp (ấp Ngã Tư, xã Nhuận Đức) 47 chiến sỹ Đại đội 01, Tiểu đoàn 07 cùng bộ đội địa phương và nhân dân đã tổ chức tập kết diệt xe tăng địch, trong vòng 15 phút các lực lượng đã tiêu diệt 117 tên lính Mỹ, phá hủy 21 xe tăng. Trận đánh này đã khẳng định tinh thần dám đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân dân Củ Chi, với chiến lợi phẩm thu và “kinh nghiệm” đút kết được từ chiến thắng này đã thúc đẩy tinh thần hăng say diệt Mỹ nhất là “cách” diệt xe tăng thiết giáp giặc của trận Gò đình được các lực lượng khác trên toàn chiến trường Miền Đông nam bộ tận dụng triệt để

Ngày 20/03/1975  trên Quốc lộ 22 đoạn ngang qua Cây Trôm- Bàu Tre (nay là xã Phước Hiệp và Tân An Hội) Tiểu đoàn bộ binh 01 và du kích Củ Chi cùng các lực lượng khác đã tấn công đoàn xe tiếp tế của quân đoàn 03 ngụy chi viện cho chiến trường Tây Ninh.  Qua một ngày đêm chiến đấu, Ta đã tiêu diệt một đại đội bảo vệ  đoàn xe, đánh thiệt hại nặng 02 đại đội bảo an đến giải dây “cứu nguy” cho đồng đội, phá hủy 117 tấn đạn dược, 53 xe trong đó có 02 xe tăng, 01 máy bay trực thăng. Trận tập kích có ý nghĩa to lớn và đánh dấu chiến công của quân dân Củ Chi cùng các lực lượng khác trong việc kiềm giữ chân địch, cắt đường tiếp tế viện trợ, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực triển khai lực lượng và thực hiện trận chiến đấu và quyết đấu cuối cùng mà chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là một trận đòn quyết chiến cuối cùng tấn công vào sào nguyệt Ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất tổ quốc. 

Tiếp nối những chiến công      

Để có được độc lập tự do, có được những kỳ tích “có một không hai” trong thế kỷ 20. Trên mảnh đất Củ Chi nhỏ bé này đã hứng chịu biết bao đau thương, mất mát, hy sinh. Trên 1.723 thương binh, 10.488 liệt sỹ, 10,000 gia đình có công với cách mạng, 779 mẹ được phong tặng danh hiệu cao quý Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, 33 cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và anh hùng lao động, 19 xã anh hùng (trừ Thị Trấn và Phạm Văn Cội). Cơ sở hạ tầng gần như là không, đói kém, thất mùa, đất đai hoang hóa, đầy rẩy bom, mìn là những gì còn lại sau giải phóng.

 Xốc dậy, tinh thần gan dạ trong kháng chiến. Được sự chi viện và giúp sức kịp thời của Trung ương và Thành phố.  Bằng tinh thần dám nghĩ dám làm và chịu trách nhiệm trước nhân dân, trên tinh thần dân chủ thẳng thắng, khơi sức dân lo cho dân, lãnh đạo huyện Củ Chi đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể thiết thực cho từng thời điểm giai đoạn cách mạng cụ thể trong cuộc chiến chống đói nghèo lạc hậu hôm nay. 37 năm sau ngày giải phóng, cuộc chiến chống đói nghèo lạc hậu ở Củ Chi đã gặt hái nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó cái được lớn nhất là sự tin tưởng của đông đảo các tầng lớp dân cư, sẵn sàng ủng hộ tất cả các phong trào hành động cách mạng do Đảng bộ-chính quyền từ huyện đến xã phát động cùng nhau xây dựng làng quê của mình ngày một phát triển. Mỗi địa danh của Củ Chi hôm qua đang viết tiếp chiến công của các thế hệ cha anh đi trước bằng những thành tích trong xây dựng nông thôn mới hôm nay.     

       Từ địa đạo Cây Da xã Tân Phú Trung, đến địa đạo Bến Dược- Bến Đình và những làng quê và những chiến công hiển hách hôm qua, đã đồng hành cùng dân tộc trong 37 năm xây dựng. Để hôm nay đền Bến Dược trở thành nơi thờ phượng tri ân 44.000 liệt sỹ của mọi miền Tổ Quốc, trở thành nơi linh thiêng tôn nghiêm, ngày ngày đón khách thập phương đến tham quan tưởng niệm. Các thế hệ con em Củ Chi đã và đang ngày đêm lao động cật lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha anh đi trước tất cả vì một Củ Chi văn minh nghĩa tình./.

 

DUY NHÂN


Số lượt người xem: 21793    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

  • Bản tin Hoạt động Quận 4-13-19/12/2010
  • Bản tin Hoạt động Quận 4-15-21/12/2010
Tìm kiếm