LIÊN KẾT WEB
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
7
1
1
6
4
1
TIN TỨC SỰ KIỆN 12 Tháng Bảy 2010 11:30:00 SA

NGƯỜI CỰU CHIẾN BINH YÊU LAO ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC VỚI CÔNG TÁC XÃ HỘI

Có uy tín, được mọi người kính trọng, nhiệt tình, vui vẻ, làm kinh tế giỏi và hay giúp đỡ người khác... là nhận xét của Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Trung Lập Hạ Huỳnh Văn Sơn đối với CCB Đỗ Xuân Hưng, ở ấp Trảng Lắm.

Tiếp tôi, ông Hưng kể về cuộc đời chiến binh của mình. Ông đi theo cách mạng năm 17 tuổi.

 

Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, ông trở về đời thường với nỗi đau khác thầm lặng hơn – bị nhiễm chất độc da cam. Chính người vợ và đứa con gái nuôi là tất cả đối với ông. Họ là sức mạnh tinh thần giúp ông chiến thắng bản thân mình. Với bản chất bộ đội Cụ Hồ, ông tâm niệm, dù ở bất cứ đâu, hoàn cảnh nào, cuộc đời và lối sống giản dị của Bác đều cho chúng ta những bài học đáng quý. Đối với ông, bài học đầu tiên học được từ Bác là tình yêu lao động, biết sống dựa vào sức mình. Năm 1986, từ miền Bắc vào Nam, cụ thể là đến và định cư ở xã Trung Lập Hạ. “Một nắng hai sương” trên vùng quê mới. Ở đây, ông luôn động viên gia đình vượt qua khó khăn, hăng say lao động để tạo dựng cuộc sống ngày mai tốt đẹp hơn.

Những năm đầu mới định cư, ngoài việc trồng bầu bí xung quanh nhà, ông còn có 2 nghề chính: nghề “ai kêu gì làm nấy” và nghề mót lúa. Khó khăn là vậy nhưng ông không nản, vẫn cố gắng khắc phục. Các cánh đồng lúa từ xã Phước Hiệp đến tận Tân Quy đều in dấu chân của hai vợ chồng ông. Ông cho biết: một vụ lúa, vợ chồng ông có thể mót được 3 tấn lúa.  “Nhớ lời Bác dạy, đặc biệt là phải biết “cần, kiệm”, bản thân mới có được thành quả như ngày hôm nay”, cựu chiến binh Đỗ Xuân Hưng luôn tâm niệm… chắc chiu, dành dụm. Với khoảng 15 năm, đến năm 2000, gia đình ông mới cảm thấy “ dễ thở’ hơn. Ông mua được 2.000m2 đất. Từ phần đất ít ỏi của gia đình, ông bắt tay vào lao động. Với quyết tâm phát triển kinh tế ngay trên đất của gia đình. Ông Hưng tính chuyện tìm loại cây trồng khác thay thế cây lúa để có nguồn thu cao, ổn định quanh năm. Năm 2000, trên thị trường, nguồn cung cấp rau ăn lá rất khan hiếm. Rau ăn lá chủ yếu lấy từ nơi khác, nên giá cả đắt đỏ, lại không được an toàn. Trong khi đó ruộng đất chỗ ông lại là đất gò, thời tiết phù hợp với cây rau. Từ suy nghĩ đó, ông Hưng đã bàn với gia đình chuyển đổi sang trồng rau ăn lá. Không có lớp tập huấn, tham quan nào của Hội nông dân, khuyến nông  xã tổ chức mà ông bỏ qua. Ông đã chịu khó học tập kinh nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chọn giống, ươm cây, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc. Trồng rau rất vất vả, cả ngày hết làm đất, gieo giống rồi đến chăm sóc, bón phân, thu hái rồi đem bán, việc nhiều là thế nhưng vợ chồng ông gánh vác hết. Không phụ công người, vườn rau nhà ông lúc nào cũng xanh tốt, mùa mưa thì trồng rau cải nhiều hơn, mùa hè thì rau đay, mùng tơi, rau gia vị. Tính ra trên vườn rau của ông lúc nào cũng có từ 8 đến 10 loại rau khác nhau.... Do rau được trồng không bón phân hóa học nên sản phẩm làm ra bao nhiêu tiêu thụ hết đến đó. Ông Hưng cho biết: “Trồng rau ăn lá đòi hỏi bỏ rất nhiều công lao động chăm sóc, tuy nhiên mỗi một đơn vị diện tích lại cho thu nhập cao hơn gấp 5 lần trồng lúa mỗi năm”. Qua 3 năm sau, năm 2003, đầu ra sản phẩm rau an toàn của ông là các công ty, xí nghiệp, hợp tác xã rau an toàn Tân Phú Trung. Đến nay, gia đình ông đã phát triển thêm 2.000m2 nữa, với diện tích hiện nay là 4.000m2 trồng rau an toàn theo hướng VietGrap. Và thêm một nơi tiêu thụ sản phẩm rau của ông nữa là siêu thị. Mỗi ngày, vườn rau cho từ 100 kg rau.

 Mô hình sản xuất của gia đình ông được rất nhiều hộ dân trong ấp nhân rộng và áp dụng thành công. Diện tích đất hoang hóa của ấp dần được thu hẹp khi người dân thấy được lợi ích từ trồng hoa màu để tăng thêm thu nhập. Nói về thành quả đạt được, ông Hưng tâm sự: “Nhớ lời Bác dạy, hơn nữa bản thân là một người lính được rèn luyện từ trong chiến đấu gian khổ nên tôi quyết tâm, dù hoàn cảnh nào cũng phải phấn đấu vượt qua, đặc biệt là phải biết “cần, kiệm” mới có được như ngày hôm nay”. Nhớ lời Bác dạy, làm theo tấm gương của Bác, nên ngay trong cách nghĩ, cách làm của ông luôn thắm đượm tình yêu Bác.

Không chỉ cần cù trong lao động sản xuất, ông Hưng còn tích cực tham gia vào các công tác ở ấp, xã. Ông Hưng tâm sự: “Tôi tâm đắc về Bác bởi nhân cách cao cả và tấm lòng bao dung đã lay động hàng triệu triệu trái tim”. Chính điều này đã ngấm sâu vào máu thịt của người cựu chiến binh Đỗ Xuân Hưng. Ở ấp Trảng Lắm, ông tham gia công tác Hội nông dân, cựu chiến binh, Hội người cao tuổi , Mặt trận tổ quốc…. Dù ở lĩnh vực nào, ông Hưng cũng nhiệt tình, làm hết trách nhiệm. Không chỉ vậy, ông Hưng còn ra sức vận động, giáo dục mọi người thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hành tiết kiệm, hăng hái thi đua lao động sản xuất. Đi đâu, làm gì, ông Hưng cũng tuyên truyền, vận động mọi người đoàn kết, thực hiện lời dạy của Bác “đoàn kết là sức mạnh”. Từ đó, tạo được sức lay động trong nhân dân. Ông Nguyễn Quốc Toản – trưởng ấp Trảng lắm cho biết: “Ông Đỗ Xuân Hưng thực sự là cán bộ gương mẫu.” Những đóng góp quan trọng của CCB Đỗ Xuân Hưng trong công tác đã được chính quyền ghi nhận. Ông được UBND xã khen thưởng về thành tích xuất sắc nhiều năm qua. Ông cũng là một trong những gương điển hình tiên tiến được chọn để tuyên dương về thành tích học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cấp xã năm 2009. Đó là những món quà quý báu, động viên tinh thần để ông tiếp tục cống hiến sức mình cho sự nghiệp cách mạng.

Gần trưa, ông tiễn chân tôi ra tận ngõ. Chợt có cô bé hàng xóm chạy qua, tay xách trái đu đủ: “Oâng Hai ơi, ba con gởi ông hai nấu canh. Ông Hai ơi, ông xin ba con cho con đi sinh hoạt hè với mấy anh chị sinh viên nha ông hai”. Cha mày, để chiều ông hai qua chở đi”. Tôi chợt nghĩ: Ở tuổi xế chiều, thì chính những tình cảm yêu quí của bà con xung quanh giành cho ông, có lẽ sẽ làm ông bớt nỗi niềm riêng. Và hằng ngày, vẫn miệt mài lao động, gom góp dâng cho đời những tình cảm tốt đẹp, cao quý. Âu đó cũng lẽ sống bình thường, dung dị của một cựu chiến binh giàu nghị lực.

(KIỀU NGÂN, 12/07/2010)


Số lượt người xem: 3443    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

  • Bản tin Hoạt động Quận 4-13-19/12/2010
  • Bản tin Hoạt động Quận 4-15-21/12/2010
Tìm kiếm