LIÊN KẾT WEB
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
7
3
7
7
2
5
Tin tức 16 Tháng Bảy 2021 7:50:00 SA

Huyện Củ Chi thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo lưu thông hàng hóa phục vụ nhân dân trong mùa dịch

Huyện Củ Chi có tổng số dân trên 470.000 người. Nhằm chủ động đảm bảo cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ người dân trong tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19 phức tạp và trong thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Củ Chi đã thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo lưu thông hàng hóa phục vụ nhân dân.

Qua khảo sát, nhu cầu sử dụng các hàng hóa thiết yếu của người dân trong 01 ngày khoảng lương thực 34,12 tấn, đường 12,19 tấn, Dầu ăn 9,75 tấn, Thực phẩm chế biến 12,19 tấn, gạo 102,36 tấn, Nước uống 0,97 triệu lít, trứng gia cầm 0,11 triệu quả/tháng, rau củ quả 219,35 tấn/tháng, thịt gia súc 39 tấn/tháng, thịt gia cầm 34,12 tấn/tháng,
Các nguồn cung ứng hàng hóa trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu tại các chợ truyền thống; siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích  và các thương nhân sản xuất, kinh doanh khác. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 17 chợ tại 15 xã, thị trấn, trong đó có 01 chợ hạng 02 (chợ Củ Chi), 15 chợ là chợ hạng 03 và 01 chợ tạm (chợ An Phú). Bên cạnh đó, các hệ thống phân phối hiện đại cũng phát triển, đến nay có 01 siêu thị và 01 trung tâm thương mại phục vụ nhân dân theo hướng văn minh, hiện đại là Siêu thị Co.opmart Củ Chi và Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (Centre mall), 57 cửa hàng tiện ích và hơn 3.000 cửa hàng tạp hóa phân bố rộng khắp địa bàn các xã – thị trấn. Thị phần của các nguồn cung ứng trên địa bàn huyện cụ thể: thương nhân các chợ truyền thống (cung ứng mặt hàng rau, củ, quả, thủy hải sản, thịt gia súc) chiếm 55% -65% thị phần; siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích 25% - 35% thị phần. Các thương nhân sản xuất, kinh doanh khác chiếm 10% - 20% thị phần. Để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho hơn 470.000 người dân trên địa bàn huyện, trước tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19 ngày càng phức tạp; thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, huyện phối hợp Sở Công thương Thành phố với các doanh nghiệp bình ổn thị trường, hệ thống phân phối trên địa bàn chuẩn bị nguồn nguyên liệu cần thiết, tăng cường sản xuất, tập trung nguồn hàng dự trữ, bố trí hệ thống kho dự trữ tập kết hàng hóa, nhân lực để điều phối, thực hiện ngay khi có yêu cầu.
Tuy nhiên, trong thời gian qua nhất là thực hiện 15 ngày giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và để đảm bảo công tác phòng chống dịch các chợ đầu mối tạm dừng, phương tiện lưu thông từ các tỉnh vào thành phố bị hạn chế; đặc biệt trước tin đồn đóng cửa toàn thành phố do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân nhiều nơi ở TP.HCM lại đổ xô đến siêu thị mua tích trữ thực phẩm gây tình trạng biến động hàng hóa. Tại huyện Củ Chi một số chợ truyền thống đóng cửa để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh  CoViD - 19... nên giá mặt hàng lương thực, thực phẩm có lúc, có nơi có sự biến động: hàng hóa thiếu hụt, giá cả tăng cao. Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc HTX rau an toàn Hải Nông cho biết, từ khi thực hiện giãn cách, Hợp tác xã phải cung cấp hàng hóa cho nhà phân phối tăng 2 đến 3/tấn/ngày nhưng không đủ hàng để giao. Điều này có 2 nguyên nhân, một phần cho tâm lý xã viên không dám trồng nhiều vì sợ dịch bệnh không bán được, một phần do một bộ phận người dân lại có xu hướng mua tích trữ hàng trong những ngày giãn cách.  
Để đảm bảo lưu thông hàng hóa phục vụ nhân dân trong mùa dịch và 15 ngày giản cách, các hộ nông dân trên địa bàn huyện đã tăng gia sản xuất để kịp thời cung cấp cho người tiêu dùng. Ông Nguyễn Nguyễn Hoàng Hải cho biết Hợp tác xã đang thực hiện nhiều giải pháp để có nhanh nguồn hàng cung cấp cho thị trường như thu hoạch sớm; mở rộng diện tích trồng; chọn trồng những cây rau ngắn ngày như cải xanh, cải ngọt, rau muống... để khoảng 01 đến 02 tuần nữa có hàng cung cấp cho người tiêu dùng.
 
Về phía huyện, huyện  cũng đề ra nhiều giải pháp như tổ chức theo dõi, nắm bắt kịp thời, chính xác diễn biến tình hình cung ứng hàng hóa và giá cả thị trường, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tăng cường thông tin, tuyên truyền về công tác chuẩn bị, giải pháp cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ người dân trên địa bàn; hạn chế tình trạng người dân tụ tập mua gom, tích trữ hàng hóa.  Huy động mọi nguồn lực của huyện, tận dụng các nguyên vật liệu tại chỗ, sẵn có để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa trong thời gian dài giãn cách xã hội toàn thành phố và tổ chức phân phối hàng hóa cho các chợ truyền thống, cung ứng thực phẩm cho người dân. Để điều chỉnh phương thức kinh doanh của các thương nhân tại các chợ truyền thống trên địa bàn huyện, huyện chủ động thay đổi phương thức vận chuyển, giao và nhận hàng theo hình thức điều phối trực tuyến, đặt hàng, giao hàng tận nơi cho người tiêu dùng; hạn chế tập trung đông người, mãi lực tại các chợ tăng cục bộ.
Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực cung ứng của hệ thống phân phối, huyện triển khai đến các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp bình ổn thị trường, hệ thống phân phối hiện đại… thực hiện phương án đảm bảo nguồn hàng trong tình hình dịch bệnh (tăng nguồn hàng dự trữ, triển khai nhiều hình thức cung ứng đa dạng: trực tuyến, bán hàng đồng giá, bán hàng đăng ký trước…). Đồng thời, bố trí tăng cường nhân sự, đội ngũ vận chuyển hỗ trợ giao hàng nhanh, miễn phí tận nhà cho người dân;
Huyện tăng cường thực hiện chương trình bán hàng lưu động nhằm kịp thời cung cấp hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân trên địa bàn. Cụ thể,  các xã – thị trấn rà soát, tìm kiếm các vị trí đất trống thuận tiện để tổ chức địa điểm tập kết hàng hóa tạm thời; triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch tại địa điểm nêu trên, vận động các nguồn nhân lực từ các đoàn thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên hoặc tiểu thương tại các chợ truyền thống đang tạm ngưng hoạt động để phối hợp tổ chức tiếp nhận và phân phối nguồn hàng của các nhà cung cấp lớn theo phương thức bán hàng đăng ký trước, bán hàng đồng giá: Saigon Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh…, các doanh nghiệp bình ổn thị trường chủ lực khác cung cấp thông tin về mặt hàng, giá cả, quy cách đóng gói, phương thức giao nhận.... Trên cơ sở đó, đơn vị, cá nhân đầu mối phụ trách thông tin đến người dân trong khu vực hoặc địa bàn phụ trách để đăng ký nhu cầu, phối hợp các đơn vị cung ứng để chuẩn bị đơn hàng và tổ chức giao hàng đến từng hộ gia đình
Tăng cường hình thức bán hàng trực tuyến qua việc nghiên cứu, khuyến khích các hoạt động kinh doanh hàng hóa thông qua hình thức bán hàng trực tuyến để hạn chế tình trạng tập trung đông người, không đảm bảo các yêu cầu trong công tác phòng, chống dịch.
Cùng với đó, huyện thành lập các đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, giá cả... tại các chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng tiện ích, qua đó kịp thời điều phối hàng hóa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và phát hiện xử lý kịp thời tình trạng găm hàng, tăng giá không hợp lý nhằm bình ổn thị trường.
Từ đó, có thể bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Số lượt người xem: 573    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm