LIÊN KẾT WEB
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
8
6
6
1
2
3
TIN TỨC SỰ KIỆN 04 Tháng Bảy 2023 2:45:00 CH

CỦ CHI: TRUYỀN THÔNG CHUYÊN ĐỀ “GIÀ HÓA DÂN SỐ” NĂM 2023

Nhằm giúp cho cán bộ hội Người cao tuổi, các thành viên trong câu lạc bộ Người cao tuổi giúp Người cao tuổi tại các xã, thị trấn nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc thu thập thông tin, nâng cao nhận thức về quá trình “Già hóa dân số” nhăm chủ động thích ứng với xã hội “Dân số già hóa”.
Vào lúc 08 giờ 00 phút, ngày 04/7/2023 tại Hội trường khối Vận huyện, Phòng Y tế huyện phối hợp cùng Ban Đại diện Hội người cao tuổi huyện Củ Chi tổ chức truyền thông nói chuyện chuyên đề “Già hóa Dân số” năm 2023. 
Tham dự buổi truyền thông có Bà Đoàn Thị Cẩm Hồng - Phó Trưởng Phòng Dân số-Kế hoạch hóa gia đình thuộc Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời là báo cáo viên buổi truyền thông.
 
Bà Huỳnh Thị Ngọc Thủy - Phó Trưởng Phòng Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Thành phố Hồ Chí Minh.
Bà Ngô Thị Hoàng - Trưởng ban đại diện Hội người cao tuổi huyện Củ Chi.
Ông Nguyễn Thành Danh - Trưởng Phòng Y tế huyện Củ Chi.
Bà Đinh Thị Dung - Phó Trưởng Phòng Y tế huyện Củ Chi.
Cùng 83 người tham dự là các ông/bà thành viên Ban Đại diện Hội người cao tuổi huyện, cán bộ Hội người cao tuổi các xã, thị trấn, Chi hội trưởng Hội người cao tuổi các ấp, khu phố và Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau. 
Tại buổi truyền thông báo cáo viên đã cung cấp các thông tin, kiến thức như: 
1. Già hóa Dân số ở Việt Nam: 
- Người cao tuổi Việt Nam tăng lên về số lượng và tỷ trọng, Việt Nam đang ở trong giai đoạn “Già hóa Dân số”.
- Thời gian chuyển từ giai đoạn “Già hóa Dân số” sang “Dân số già” của Việt Nam từ 17 đến 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước, kể cả những quốc gia có trình độ phát triển hơn.
- Trên 70% người cao tuổi vẫn tự lao động kiếm sống cùng với sự hỗ trợ của con cháu và gia đình (chỉ có hơn 25,5% người cao tuổi sống bằng lương hưu hoặc trợ cấp xã hội).
- Đời sống người cao tuổi còn khó khăn: Thế hệ người cao tuổi hiện nay được sinh trưởng trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc nên hầu hết không có điều kiện tích lũy để bảo vệ sức khỏe.
Sức khỏe người cao tuổi còn hạn chế:
+ Gánh nặng bệnh tật kép (khoảng 95% người cao tuổi có bệnh; Chủ yếu là bệnh mãn tính không lây truyền).
+ 27% người cao tuổi: Gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, cần trợ giúp. Sự trợ giúp chủ yếu từ vợ chồng, con cháu. 
+ 67,2% người cao tuổi: Tình trạng sức khoẻ yếu, rất yếu. Chỉ có khoảng 5% tình trạng sức khỏe tốt. Tỷ lệ Nữ sức khỏe yếu cao hơn Nam, nông thôn cao hơn thành thị.
+ Hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của người cao tuổi.
2. Già hóa dân số tại Thành phố Hồ Chí Minh:
- Người cao tuổi Thành phố Hồ Chí Minh chiếm số lượng đông đứng thứ 2 cả nước, sau Hà Nội.
- Theo kết quả Tổng điều tra Dân số ngày 01/4/2019 số Người cao tuổi của Thành phố Hồ Chí Minh là 841.007 cụ, chiếm tỷ lệ 9,35% trên tổng Dân số trung bình của Thành phố Hồ Chí Minh là 8.993.082 người.
- Người cao tuổi thành phố có xu hướng sống với con cháu khi về già.
- Các vấn đề mà Người cao tuổi trên cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, Trong đó, huyện Củ Chi nói riêng đang đối diện như:
+ Đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
+ Chính sách an sinh xã hội chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu.
+ Sức khỏe còn gặp nhiều hạn chế; …
 Qua buổi truyền thông báo cáo viên Bà Đoàn Thị Cẩm Hồng - Phó Trưởng Phòng DS-KHHGĐ thuộc Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Thành phố đã trao đổi, chia sẽ những kiến thức để nâng cao nhận thức về quá trình “Già hóa Dân số” nhằm chủ động thích ứng với xã hội “Dân số Già hóa” cho lãnh đạo và người tham dự hội nghị. 

Số lượt người xem: 229    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm