LIÊN KẾT WEB
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
9
2
3
8
4
4
0
Tin tức 20 Tháng Mười 2023 2:55:00 CH

TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI

Bệnh Dịch tả heo châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại heo. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Vi rút gây bệnh dịch tả heo Châu Phi có sức đề kháng cao với môi trường. Heo khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang mầm bệnh suốt đời.

Đặc điểm của vi rút dịch tả heo Châu Phi là vi rút dịch tả heo Châu Phi có trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ heo nhiễm bệnh.Vi rút dịch tả heo Châu phi có sức đề kháng cao, có khả năng tồn tại ở nhiệt độ thấp: ở trong thịt heo sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao vi rút có thể tồn tại được 3-6 tháng; ở nhiệt độ 56°C tồn tại được 70 phút; ở nhiệt độ 60% trong 20 phút; trong máu đã phân hủy được 5 tuần; trong máu khô được 70 ngày; trong phân ở nhiệt độ phòng được 11 ngày; trong máu ở nhiệt độ 4°C được 18 tháng; trong thịt dính xương ở nhiệt độ 39°C được 150 ngày, trong giăm bông được 140 ngày.

Vi rút dịch tả heo Châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: Chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và thức ăn thừa chứa thịt heo nhiễm bệnh.

Hiện nay, Cục Thú y đã cấp phép lưu hành đối với 02 loại vắc-xin phòng bệnh dịch tả heo Châu Phi (bao gồm: Vắc-xin NAVET-ASFVAC do Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương NAVETCO sản xuất và vắc-xin AVAC ASF LIVE do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam sản xuất); vắc-xin phòng bệnh dịch tả heo Châu Phi và chi phí tiêm phòng do người chăn nuôi tự chi trả, không được hỗ trợ theo Nghị quyết số 23/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố về ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ chi phí tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia súc, chó, mèo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Củ Chi đăng ký nhu cầu sử dụng vắc-xin phòng bệnh dịch tả heo Châu Phi với Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện khi có nhu cầu; trong đó, vắc-xin phòng bệnh dịch tả heo Châu Phi và chi phí tiêm phòng do người chăn nuôi tự chi trả. Trên cơ sở số lượng đăng ký sử dụng vắc-xin của các hộ chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thành phố sẽ phối hợp với các công ty cung ứng vắc-xin triển khai thực hiện công tác giám sát tiêm phòng và tổ chức lấy mẫu giám sát, đánh giá sau tiêm phòng.

Ngoài ra, để ngăn chặn bệnh dịch tả heo Châu Phi xâm nhiễm vào cơ sở chăn nuôi, người chăn nuôi cần thực hiện nghiêm một số biện pháp phòng, chống bệnh. Khi chưa có bệnh, không cho người lạ và phương tiện khác vào khu vực chăn nuôi. Trong trường hợp bắt buộc phải cho người mua heo vào phải thay ủng giày dép, phương tiện để bên ngoài và phải sát trùng kỹ. Mặc quần áo bảo hộ; nếu chưa có thì tận dụng áo đi mưa của gia đình cho người lạ dùng nhưng phải huỷ sau đó hay sát trùng kỹ. Cửa trại luôn đóng, thường xuyên phun xịt thuốc sát trùng, vôi. Thực hiện tiêu độc, khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh ít nhất 2 lần/tuần (thuốc có thành phần iốt tác dụng sát trùng hiệu quả). Mua thịt có nguồn gốc, có dấu kiểm soát trên thân thịt. Không để nước rửa thịt, thực phẩm chế biến rơi vãi vào khu vực chăn nuôi. Phải rửa tay, chân sát trùng sạch sau khi chế biến thịt, kể cả thay quần áo trước khi vào chuồng heo. Trước cửa, lối vào chuồng phải có vôi sát trùng thường xuyên, có ủng riêng để thay khi vào chuồng. Không dùng thức ăn thừa làm thức ăn cho heo. Báo ngay cho cơ quan thú y khi heo có triệu chứng lạ. Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc chuồng trại, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi. Không vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ heo, sản phẩm của heo không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng.

Khi có bệnh xuất hiện, người chăn nuôi thực hiện đúng “5 không” (không giấu dịch, không mua bán, vận chuyển heo bệnh, heo chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt heo bệnh, heo chết; không vứt heo chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn thừa khi chưa qua xử lý nhiệt) để tránh phát tán mầm bệnh trên diện rộng. Thông tin kịp thời cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và cơ quan thú y nơi gần nhất bất kỳ lúc nào khi phát hiện heo, các sản phẩm từ heo nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh. Tiêu hủy đàn heo nhiễm bệnh và các đàn heo xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho từng vùng. Không điều trị heo bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả heo Châu Phi.

Ngọc Thủy


Số lượt người xem: 426    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm