LIÊN KẾT WEB
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
6
5
6
5
0
1
Tin tức 26 Tháng Hai 2022 8:15:00 SA

Đầu năm bàn về văn hóa giao thông

Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa giao thông là một tập hợp những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra theo lý tưởng chân - thiện - mỹ trong lĩnh vực giao thông. Nói đến văn hóa giao thông là nói đến cái phải, cái đẹp, cái thiện của con người trong các vấn đề có liên quan đến giao thông. Thực hiện cuộc sống bình thường mới trong tình hình dịch bệnh CoViD-19, vấn đề thực hành văn hóa giao thông càng nên được đề cao.

Văn hóa giao thông gồm hai mặt: Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Văn hóa vật chất là kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông và hệ thống trang thiết bị điều hành giao thông. Văn hóa tinh thần là hệ thống pháp luật về giao thông, việc thực thi pháp luật về giao thông, hành vi ứng xử của người tham gia và người thực thi công vụ điều hành giao thông.

Để xây dựng văn hóa giao thông, ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý, trách nhiệm của người thực thi công vụ về giao thông thì việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông là một trong các nội dung quan trọng nhất, có tính quyết định trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Chung tay xây dựng văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác Luật Giao thông đường bộ.

Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu. Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đậu xe không đúng quy định, đi ngược chiều, đi lấn làn, sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông v.v.… Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.

Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông có văn hóa còn cần có tính cộng đồng, xử sự mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông có văn hóa. Điều này thể hiện qua việc không chen lấn, sẵn sàng cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường, phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác. Khi va chạm nhịn nhau với thái độ hòa giải, giao tiếp lịch sự, văn minh với lời “xin lỗi”, “cảm ơn”.

Khi nói đến văn hóa giao thông thì cũng phải nhắc đến những người quản lý giao thông như cảnh sát giao thông, các cơ quan có nhiệm vụ điều tiết giao thông. Việc ban hành những quy định cũng như thắt chặt giao thông cần phải khiến cho dân phục. Điều này xuất phát từ việc xử phạt công bằng, văn minh, không có trường hợp bỏ qua hay nhận tiền hối lộ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc cư xử có văn hóa của những người tham gia giao thông.

Thực hiện văn hóa giao thông khi tham gia giao thông, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông góp phần tạo thêm hình ảnh đẹp cho những tuyến đường và đẩy lùi va chạm, tai nạn giao thông, để mọi hành trình đều có thể an toàn hơn!

 


Số lượt người xem: 693    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm