LIÊN KẾT WEB
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
5
2
6
7
7
2
TIN TỨC SỰ KIỆN 01 Tháng Mười Hai 2011 9:50:00 SA

NGƯỜI TIÊN PHONG TRONG TRỒNG RAU AN TOÀN

Theo ông Dương Văn Minh – Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Củ Chi cho biết, thực hiện trồng rau an toàn theo quy trình VietGAP do Trung tâm Khuyến nông thành phố khởi xướng, toàn thành phố có hơn 50 hộ được cấp giấy chứng nhận, thì trong đó huyện Củ Chi có 32 hộ và hộ ông Nguyễn Quang Ngọc ở ấp Chợ xã Phước Thạnh lại là một trong số những hộ mạnh dạn đi đầu trong thực hiện việc trồng rau ăn quả an toàn theo qui trình VietGAP rất có hiệu quả.

Trước kia thu nhập của gia đình ông Ngọc chủ yếu là dựa vào nghề trồng lúa trên phần diện tích 20.000 m2. Nhưng thấy hiệu quả thu được từ cây lúa còn thấp cho nên vào năm 2000 ông bắt đầu chuyển 3.000 m2 đất sang trồng rau ăn quả. Trong thời gian đầu, do giá cả chưa ổn định cùng với sự lạc hậu trong kỹ thuật canh tác như: bón phân hóa học nhiều, phun thuốc trừ sâu với cường độ cao, … cho nên hiệu quả kinh tế thu được rất thấp, đời sống gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2004, nhờ có sự hỗ trợ từ phía Trạm Khuyến nông Huyện thông qua các lớp tập huấn, những cuộc hội thảo rau an toàn và những chuyến tham quan về rau an toàn ở trong và ngoài, ông đã học tập được rất nhiều về kỹ thuật sản xuất rau an toàn, từ đó gia đình ông đã chuyển hẳn sang canh tác rau an toàn theo qui trình kỹ thuật mới – qui trình VietGAP cho đến bây giờ.

Để được cấp giấy chứng nhận về sản xuất rau an toàn theo qui trình VietGAP, bà con nông dân mình phải tuân thủ theo các qui trình sản xuất của Trạm Khuyến nông hướng dẫn như sử dụng giống lai (F1), rồi áp dụng bón phân hữu cơ vi sinh, giãm bón phân hoá học, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cao nhằm giãm giá thành đầu vào và tăng năng suất thu hoạch cũng như đảm bảo sản phẩm khi tung ra thị trường phải đạt chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.  Có thể nói, canh tác rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, bà con nông dân mình phải sản xuất với một qui trình canh tác nghiêm ngặt hơn như là mọi chi tiết công việc đều phải ghi nhật ký đồng ruộng một cách đầy đủ và chính xác, tất cả các hồ sơ có liên quan đều phải được lưu trữ lại và sản phẩm khi đưa ra thị trường phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn của VietGAP.

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Ngọc cho biết: "Từ trước đến giờ mình trồng hàng bông đều theo lối củ của ông bà, chứ có biết an toàn là gì đâu. Nên khi mà tham gia vào sản xuất rau an toàn tôi cũng hơi lo, nhưng khi được Trạm Khuyến nông định hướng và giúp đỡ nhiều về kỹ thuật, tôi thấy an tâm rồi mạnh dạn làm và từ đó hiệu quả kinh tế cũng khá hơn. Mới nghe qua trồng rau theo VietGAP thì có bà con mình cho là hơi vất vã vì phải ghi ghi chép chép, nhưng có làm rồi mới biết, hỏng có gì khó khăn, mà bù lại thì năng suất và chất lương được nâng lên rõ rệt do cây rau an toàn mình trồng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả lại cao hơn, hiệu quả kinh tế cũng nhiều hơn".

 

Thật vậy, từ khi trồng rau theo quy trình VietGAP, kinh tế gia đình ông khá hơn. So sánh về hiệu quả kinh tế so với trước đây, ông Ngọc chia sẻ: "Trước đây cũng với diện tích 3.000 m2  chủ yếu là tôi trồng dưa leo, khổ qua thì 1 ha tôi kiếm được 30 – 40 triệu đồng, còn giờ đây thì khoảng 50 – 60 triệu đồng. Và theo ông cái chính ở đây đó là việc canh tác rau an toàn theo VietGAP chi phí sản xuất thấp do không phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, ít bón phân hóa học mà chỉ sử dụng phân hữu cơ vi sinh. Mặt khác lại tiết kiệm được nhiều công lao động hơn so với phương pháp canh tác cũ, do được cơ giới hoá một số công đoạn trong quá trình sản xuất và sản phẩm khi đưa ra thị trường không mang nhiều độc tố và có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

Tuy nhiên theo ông Ngọc để việc sản xuất rau an toàn theo qui trình VietGAP trên địa bàn huyện được nhân rộng, nhiều bà con biết đến cây rau an toàn và để cây rau an toàn có thị trường tiêu thụ ổn định, các nhành chức năng cũng phải có giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ bà con, nhất là vốn, về kỹ thuật, đầu ra của cây rau an toàn cũng như đề nghị với Trung tâm tư vấn và hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố gia hạn sử dụng việc cấp giấy chứng nhận VietGAP thời hạn dài hơn, thay vì chỉ có 1 năm như hiện nay cũng gây một số khó khăn cho bà con. Về phía bà con nông dân, nhất là người trồng rau cũng  phải sớm thay đổi quy trình sản xuất cũ để áp dụng quy trình sản xuất mới – qui trình VietGAP nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường sống  và để nghề trồng rau của bà con phát triển ổn định.

 

 

Chính bởi cách làm ăn có hiệu quả cũng như những trăn trở của mình với nghề trồng rau và trồng theo qui trình VietGAP đem lại hiệu quả kinh tế như vậy, nhiều năm qua ông đều đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu của xã Phước Thạnh. Và mô hình trồng rau an toàn của ông đã được chọn báo cáo điển hình tại buổi hội thảo “Phát triển rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP” do Trạm khuyến nông huyện Củ Chi tổ chức tại xã Phước Thạnh vào cuối tháng 11 vừa qua.

        THU CHUNG


Số lượt người xem: 4277    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

  • Bản tin Hoạt động Quận 4-13-19/12/2010
  • Bản tin Hoạt động Quận 4-15-21/12/2010
Tìm kiếm