LIÊN KẾT WEB
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
6
4
6
1
6
8
TIN TỨC SỰ KIỆN 03 Tháng Tám 2011 3:25:00 CH

HÃY THỂ HIỆN LÀ NGƯỜI CÓ VĂN HÓA KHI THAM GIA GIAO THÔNG

Nói đến văn hóa giao thông là nói về nhận thức và ý thức. Để xây dựng một xã hội giao thông văn minh, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ những yêu cầu như: Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành Luật giao thông cho mọi người dân. Song song với việc tuyên truyền pháp luật thì các biện pháp chế tài cũng phải thực hiện thật nghiêm để răn đe giáo dục người vi phạm Luật giao thông đường bộ.

 

Trong đó, việc nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành Luật Giao thông cho toàn xã hội là vấn đề cốt lõi, bởi văn hóa giao thông là hành vi, lối cư xử của con người trên cơ sở nhận thức và ý thức khi tham gia giao thông. Người có nhận thức, hành vi, lối cư xử tốt khi tham gia giao thông là góp phần xây dựng văn hóa giao thông cộng đồng, tạo được bộ mặt giao thông văn minh, tránh được tai nạn xảy ra, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản và hạnh phúc cho chính bản thân mình và người khác.

Đặc biệt, nhận thức và ý thức của con người trong văn hóa giao thông không chỉ là vấn đề riêng của người tham gia giao thông, mà còn là vấn đề thuộc về những người có trách nhiệm trong việc hoạch định chiến lược về giao thông trước mắt và lâu dài. Việc phát triển hạ tầng giao thông phải song song với việc giáo dục, nâng cao ý thức văn hóa giao thông cộng đồng và biện pháp giải quyết những vấn đề liên quan đến trật tự ATGT. Vì vậy, để xây dựng văn hóa giao thông cho toàn xã hội, trước tiên cần nâng cao nhận thức về ATGT cho mọi người dân, tiếp theo là biến nhận thức trong mỗi người dân thành ý thức chấp hành nghiêm chỉnh. Sau đó cần có biện pháp chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe đối với những người có hành vi vi phạm về trật tự ATGT.

Nhưng trong thời gian gần đây nếp văn hóa giao thông đã phần nào bị mai một: Ra đường thì xe cộ tranh nhau từng bước; lên xe khách thì chen nhau để tranh chỗ ngồi.

Những hành vi, cử chỉ đẹp hầu như không nhìn thấy ở trên xe khách, rất ít người biết nhường chỗ cho cụ già, người thương tật, phụ nữ có thai. Đã vậy, một bộ phận thanh niên còn tổ chức đua xe với tốc độ cao bất chấp cả CSGT và người đi đường; rồi tình trạng phóng nhanh vượt ẩu thường xuyên xảy ra gây những tai nạn đau lòng. Cũng dễ nhận thấy khi chúng ta đứng ở các chốt đèn tín hiệu giao thông. Nhất là những chốt đèn trên Ql22 khu vực bến xe Củ Chi, ngã tư Quang Việt, ngã 3 Việt Kiều, Ngã 4 Quán Đôi .v.v. Xe cộ chạy loạn xạ, bất kể đèn tín hiệu màu đỏ hay xanh, gây rất nguy hiểm cho người tham gia lưu thông trên các tuyến đường này. Và cũng từ những hành vi thiếu ý thức đó dẫn đến xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông ở các khu vực này, có khi dẫn đến chết người.

Điều đáng nói nữa là qui định người ngồi trên xe mô tô, gắn máy phải đội mũ bảo hiểm đã triển khai và thực hiện từ lâu, nhưng quan sát hiện nay không chỉ ở các tuyến đường giao thông nông thôn mà ngay các tuyến đường trọng điểm như QL22, TL7, TL8, TL15, đường Nguyễn Văn Khạ… chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp nhiều người không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy. Một lỗi vi phạm phổ biến nữa là chạy vào đường cấm, vào lúc sáng và chiều tối do lưu lượng xe gắn máy đông hơn nên nhiều người cứ vô tư điều khiển xe gắn máy vào đường dành cho xe ô tô, gây mất trật tự và rất nguy hiểm.

Thiết nghĩ, để kéo giảm tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn tính mạng cho mình và người khác và làm giảm thiệt hại cho xã hội, chúng ta hãy thể hiện là người có văn hóa khi tham gia giao thông. Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ. Biết nhường nhịn nhau khi lưu thông trên đường. Biết nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người bệnh tật khi đi xe khách .v.v. Có như vậy chúng ta mới góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh, giàu đẹp.

GIA HUY


Số lượt người xem: 13779    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

  • Bản tin Hoạt động Quận 4-13-19/12/2010
  • Bản tin Hoạt động Quận 4-15-21/12/2010
Tìm kiếm