LIÊN KẾT WEB
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
6
6
5
7
4
6
TIN TỨC SỰ KIỆN 10 Tháng Mười Một 2013 8:20:00 SA

Nông dân xã Bình Mỹ làm giàu từ rau má.

Xã Bình Mỹ có diện tích tự nhiên là 2.539 hecta, trong đó đất nông nghiệp 1.765.51 hecta đất sản xuất nông nghiệp với các loại rau khác nhau: như rau má, rau muống nước, trồng lài, trồng sen lấy ngó, rau má và trồng lan cắt cành. Toàn xã hiện có 404 hecta đất luân phiên xoay vòng sản xuất chuyên trồng hoa màu các loại. Từ trồng trọt này đã tạo thu nhập cao và ổn định cho nhiều nông hộ, và cũng có nhiều hộ vươn lên làm giàu từ nghề trồng trọt. Với lợi thế có hệ thống sông Sài Gòn, và nhiều nhánh nhỏ của hệ thống kênh rạch bao bọc và tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp ở xã. Trong phát triển kinh tế xã Bình Mỹ chú trọng vào việc khai thác có hiệu quả thế mạnh về đất đai và hệ thống sông ngòi có trong tự nhiên để phát triển kinh tế nông nghiệp. Các ngành nông nghiệp được xã chú trọng đầu tư là trồng cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái miệt vườn trồng rau, hoa màu, nuôi trồng thủy sản. Trong đó, mô hình trồng rau má thương phẩm trở thành mô hình kinh tế bền vững, giúp nông dân từng bước vươn lên có cuộc sống ổn định. Từ đó, đã hình thành vùng chuyên trồng rau má lớn nhất của xã ở ấp 4A và 4B với diện tích khoảng 5 ha. Hiệu quả kinh tế từ trồng rau má đã giúp các hộ nông dân tăng thu nhập và bộ mặt nông thôn nơi đây khởi sắc.

Cô Lê Thị Lan, ấp 4B xã Bình Mỹ, có gần 05 năm trồng rau má cho biết, trước đây, vùng đất này trồng hoa màu như: cải, củ môn, khoai mở, lài… Do đất nhiễm phèn nên mang lại năng suất không cao. Thu nhập rất bấp bênh, được người quen hướng dẫn trồng rau má, vậy là gia đình cô mua rau má về trồng thử trên điện tích 2.000m2. Lúc đầu, do chưa biết cách chăm sóc, nên rau má bi hư gần 40% Không nãn chí, cô cùng chồng đã tìm đến những hộ trồng trước trong và ngoài huyện để học hỏi kinh nghiệm. Cộng với mày mò qua sách vở và internet, nên vườn rau má nhà cô ngày càng phát triển tốt và mang lại hiệu quả cao. Mỗi ngày cô cắt khoảng 15kg, giá 17000 – 20.000đ kg thì thu nhập khoảng 300.000 đồng. Mỗi tháng cô thu về 9.000.000đ sau khi trừ chi phí thuốc và phân cô còn lời khoảng 7.000.000đ – 8.000.000đ. Cô Lê Thị Lan, cho biết: “Trồng rau má rất dễ trồng, cực nhất là khâu chăm sóc và nhổ cỏ, coi như mình bỏ công làm lời. Cũng nhờ trồng rau má  mà cuộc sống gia đình mới ổn định,nhà cửa khang trang và  nuôi các con ăn học tới nơi tới chốn”.
          Còn với chị Huỳnh Thị Thu cũng có thâm niên gần 5 năm trồng rau má. Vừa cắt rau má để kịp bỏ mối cho bạn hàng vào buổi chiều, chị Thu cho biết, thấy bà con trồng rau má phát triển và cho kết quả tốt nên chị đã tận dụng diện tích 1200m2 mà cha mẹ cho để trồng rau. Hằng ngày, vợ chồng chị đều dành nhiều thời gian chăm sóc vườn rau. Đến nay, khắp khu vườn nhà chị đều có sự hiện diện của rau má. Theo kinh nghiệm của chị, rau má là cây cho lợi nhuận cao, đầu ra phong phú, nhưng trồng rau má phải dày công chăm sóc và xuống giống đúng thời vụ hợp lý nhất là tháng giêng âm lịch. Nhờ tuân thủ đúng kỹ thuật trồng rau nên mỗi ngày chị đều có rau má thương phẩm cân cho bạn hàng. Với diện tích 1.200m2 đất trồng rau má, mỗi ngày chị cắt từ 8 - 12 kg, bán với giá 17.000 - 20.000 đồng/kg. Đặc biệt, vào những ngày giáp Tết và sau Tết, giá rau má tăng vọt lên 25.000 - 30.000 đồng/kg. Nhờ đó, nguồn thu nhập của gia đình cũng tăng lên. Theo tính toán của chị Thu, huê lợi từ rau má mang lại cho gia đình chị khoảng 100 triệu đồng mỗi năm.
Cùng với gia đình cô Lê Thị Lan, chị Huỳnh Thị Thu, ngụ ấp 4B, xã Bình Mỹ, còn có gia đình anh Lê Minh Thuận cũng có thâm niên nhiều năm trồng rau má cho biết: “Trên diện tích 1.000m2, năm 2008 bắt đầu trồng thử, theo thời gian, rau má phát triển nhanh và mọc lên khắp vườn. Mỗi ngày, gia đình tôi cắt bán từ 5 - 10 kg rau má thu nhập bình quân khoảng 17.000 - 20.000đ kg thu nhập khoảng 200.000đ/ngày”
Trồng rau má chỉ cần lên luống như luống gieo rau cải sau đó cấy giống một lần, công việc còn lại là bón phân vô cơ, làm cỏ, phun thuốc trừ sâu (nếu có) và tưới nước mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều cho cây rau đủ độ ẩm để phát triển. Hàng ngày, cắt và có mối đến tận nhà thu, không phải đi bỏ mối. Ông Huỳnh Văn Chính, chi hội trưởng nông dân ấp 4B cho biết: cây rau má là nguồn thu nhập chính của phần lớn hộ gia đình trong ấp, rất nhiều hộ đã thoát nghèo, không ít hộ vươn lên khấm khá, giàu từ rau má”. Theo nhiều nông dân cố cựu ở đây, rau má xuất hiện và nhanh chóng bám trụ được ở vùng đất này nhờ vào đặc tính dễ trồng, công chăm sóc ít. Nếu chăm sóc tốt, rau má sẽ cho thu hoạch sau một tháng rưỡi trồng, từ đó cứ luân phiên cắt. Trồng rau má chỉ đầu tư một lần trồng rau giống, sau đó chăm sóc và thu hoạch luân phiên trong một diện tích trên cùng một chân ruộng, thu hoạch vừa giáp diện tích thì rau thu hoạch trước đó đã mộc lại bình thường người trồng rau chỉ việc là chăm bón và thu hoạch quanh năm suốt tháng. Chính từ hiệu quả kinh tế cao, chỉ trong thời gian ngắn, diện tích trồng rau má phát triển khắp ở ấp.
Ông Huỳnh Văn Sơn, Chủ tịch Hội nông dân xã nhận định:“Trong sản xuất nông nghiệp xã Bình Mỹ có cánh đồng trồng rau ở ấp 4A, 4B chuyên trồng và cung ứng rau má cho người tiêu dùng trong và ngoài huyện, so với những mô hình kinh tế khác, mô hình trồng rau má chi phí rất thấp nhưng lại cho thu nhập cao, không rủi ro. Đây thực sự là loại cây  xoá đói giảm nghèo của nông dân xã Bình Mỹ”
Trên đây là một trong số nhiều mô hình nông dân sản xuất giỏi, hàng năm đem lại hàng trăm triệu đồng, góp phần ổn định cuộc sống của người dân nơi đây. Mà nó còn góp phần rất lớn làm thay đổi diện mạo nông thôn Bình Mỹ trong quá trình phát triển đi lên. Đây là những yếu tố thuận lợi để xã Bình Mỹ thực hiện thắng lợi việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi và xây dựng xã nông thôn mới giai đoạn 2012 – 2015.

Thanh An


Số lượt người xem: 7114    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

  • Bản tin Hoạt động Quận 4-13-19/12/2010
  • Bản tin Hoạt động Quận 4-15-21/12/2010
Tìm kiếm