LIÊN KẾT WEB
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
5
3
5
8
5
8
TIN TỨC SỰ KIỆN 07 Tháng Tám 2013 10:00:00 SA

Cần thực hiện các giải pháp thực hành chăn nuôi heo tốt.

Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nhiều hộ nông dân ở huyện Củ Chi đã chọn mô hình chăn nuôi heo để phát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, huyện có 5.537 hộ chăn nuôi heo tổng đàn là 175.481 con, trong đó tập trung nhiều nhất là các xã Phước Thạnh, Phước Hiệp và Thái Mỹ. Trong quá trình chăn nuôi một số trang trại và hộ nông dân đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, chăn nuôi an toàn đã cung cấp cho thị trường nguồn thực phẩm chất lượng. Theo thống kê mỗi năm huyện Củ Chi đã cung cấp gần 10.000 tấn thịt cho người tiêu dùng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi.

 

 

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận hộ chăn nuôi có chuồng trại chưa đạt yêu cầu, không có hệ thống xử lý chất thải làm ảnh hưởng đến môi trường, không tiêm phòng đầy đủ cho đàn heo dẫn đến nguy cơ gây ra dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc quản lý con giống, thức ăn và quản lý đàn… còn nhiều bất cập do đó đã làm tăng chi phí trong chăn nuôi, giảm nguồn thu nhập cho người chăn nuôi.

Trước nhu cầu của người tiêu dùng là nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn đòi hỏi người chăn nuôi phải có những giải pháp thực hành chăn nuôi tốt. Trong thiết kế chuồng cần chọn hướng và kiểu chuồng cho phù hợp. Nền chuồng không trơn láng, dễ thoát nước, khoảng cách giữa các chuồng phải được bố trí xây dựng hợp lý. Thiết kế chuồng nuôi cho các đối tượng heo khác nhau phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Đối với hệ thống vệ sinh sát trùng phải được thiết kế thích hợp vào hệ thống chăn nuôi hiện có nhằm làm giảm thiểu tối đa sự lây lan của mầm bệnh. Đối với kho chứa thức ăn, nguyên liệu phải thông thoáng, có hệ thống thông gió tốt, không bị dột, tạt nước mưa, phải có bệ kê để thức ăn và nguyên liệu không tiếp xúc xuống sàn nhà. Có kho lạnh, tủ lạnh bảo quản vaccin, kháng sinh, phải ghi chép theo dõi xuất nhập thuốc, tránh tình trạng có lô thuốc quá hạn sử dụng. Đối với thiết bị chăn nuôi như máng chứa thức ăn, nước uống phải được làm bằng xi măng, nhựa trơ không độc, kim loại hay hợp kim ít bị ăn mòn, không chứa chì. Dụng cụ hốt phân phải được làm bằng kim loại, hợp kim hoặc bằng nhựa. Thùng chứa phân phải được làm bằng nhựa, kim loại hay hợp kim, phải có nắp đậy và không bị rò rỉ. Các dụng cụ trên phải được cất giữ đúng nơi quy định.

Bên cạnh đó, trong quá trình chăn nuôi, bà con nông dân nên chọn lựa con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất. Chất lượng con giống phải đảm bảo đúng quy định hiện hành. Đối với thức ăn thường xuyên giám sát các nguy cơ sinh học, hóa học, vật lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng, nguyên liệu, thức ăn, sức khỏe vật nuôi và giảm an toàn sản phẩm chăn nuôi. Khi xuất nhập nguyên liệu và thức ăn phải ghi chép đầyđủ các thông tin về số lượng, tên hàng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, đánh giá cảm quan, mùi vị… Khi đưa vào kho bảo quản phải đặt đúng vị trí hoặc đúng với bồn chứa đã được đánh dấu. Để quản lý tốt đàn heo thì heo nhập vào trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi heo về đến trại phải chuyển heo đến ngay, đưa vào khu cách ly để nuôi thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của heo trong quá trình nuôi thích nghi. Sau khi nhập heo phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn heo, quan tâm đến một số bệnh như bệnh giả dại, lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loại hô hấp và sinh sản… Kịp thời cách ly heo bị bệnh, nghi có bệnh và điều trị những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh. Tập cho heo đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong vài ngày đầu. Việc xuất bán heo cũng là một yếu tố quan trọng trong chăn nuôi heo an toàn. Cần bố trí khu vực xuất bán heo ở cuối trại và có lối đi riêng để hạn chế lây nhiễm cho toàn trại. Cần phải tuân thủ tuyệt đối thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi xuất bán để đảm bảo heo không tồn dư kháng sinh khi giết thịt. Việc chu chuyển đàn heo cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc chu chuyển heo nhỏ đến khu heo lớn hơn và không chuyển ngược lại. Tốt nhất nên có phương tiện chuyên dùng cho từng khu và phải sát trùng cẩn thận trước và sau khi chuyển. Cần chuyển heo, đưa heo lên xuống xe đúng quy trình để tránh gây tress cho heo. Để bảo vệ môi trường, chất thải rắn phải được thu gom hằng ngày và vận chuyển đến nơi tập trung để xử lý, tránh gây mùi khó chịu cho dân cư sống lân cận và sinh ruồi nhặng. Chất thải lỏng phải được thải trực tiếp vào khu xử lý chất thải, không để cho chảy ngang các khu chăn nuôi khác hay trực tiếp ra môi trường. Nước thải sau khi xử lý phải đạt được tiêu chuẩn hiện hành trước khi thải ra môi trường. Lắp đặt hệ thống phân loại, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt nhằm giúp cho việc xử lý được dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Thường xuyên kiểm tra hệ thống cống thoát nước thải, hầm chứa phân và hệ thống cung cấp nước uống, thường xuyên xử lý phân.

Mặt khác, các hộ nông dân và các trang trại nuôi heo phải ghi chép nhật ký sản xuất, tiếp nhận và sử dụng hóa chất, thức ăn chăn nuôi và mua bán sản phẩm. Sổ chi chép phải được lưu trữ ít nhất 1 năm kể từ ngày đàn heo được bán hay chuyển đi nơi khác.

Có thể nói, nếu bà con nông dân tuân thủ các giải pháp trên thì nguồn thực phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ an toàn, đồng thời, nghề chăn nuôi heo trên địa bàn huyện sẽ phát triển ngày càng bền vững.

Ngọc Thủy

 


Số lượt người xem: 6169    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

  • Bản tin Hoạt động Quận 4-13-19/12/2010
  • Bản tin Hoạt động Quận 4-15-21/12/2010
Tìm kiếm