LIÊN KẾT WEB
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
5
3
3
0
0
7
Di tích văn hóa 25 Tháng Tư 2010 11:25:00 SA

Xuất xứ và cấu trúc của địa đạo

Làng ngầm trong lòng đất Củ Chi

Xuất xứ và cấu trúc của địa đạo

§  Xuất xứ của địa đạo

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp(1945-1954), các chiến sĩ cách mạng ẩn náu dưới những căn hầm bí mật trong vùng địch hậu, được nhân dân che chở, bảo vệ. Hầm bí mật cấu tạo theo nhiều cách, nhưng chủ yếu là trong lòng đất, chỉ có một miệng lên xuống vừa lọt vai người và có lỗ thông hơi để thở. Khi đóng nắp miệng hầm lại, kẻ địch đi trên mặt đất khó phát hiện được căn hầm.

Người cán bộ sống trong vùng địch, ban ngày náu mình dưới hầm bí mật, ban đêm mới lên khỏi mặt đất, đi hoạt động.

Nhưng hầm bí mật có nhược điểm là khi bị phát hiện, dễ bị địch khống chế vây bắt hoặc tiêu diệt, bởi địch đông và lợi thế hơn nhiều. Từ đó người ta nghĩ ra cần phải kéo dài căn hầm bí mật thành những đường hầm và trổ lên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật để vừa trú ẩn vừa đánh lại quân địch, và khi cần, sẽ thoát khỏi chỗ nguy hiểm đến một nơi khác.

Từ đó, địa đạo ra đời mang một ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong hoạt động chiến đấu, công tác đối với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào vùng ven Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

Ở Củ Chi, địa đạo có sớm nhất vào năm 1948 ở hai xã: Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Lúc đầu chỉ có những đoạn ngắn cấu trúc đơn giản dùng để cất giấu tài liệu, vũ khí, trú ém cán bộ hoạt đg trong vùng địch hậu. Về sau lan rộng ra nhiều xã. Từ năm 1961 đến năm 1965, cuộc chiến tranh du kích của nhân dân ở Củ Chi đã phát triển mạnh, gây cho địch những tổn thất lớn, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Năm xã phía bắc huyện Củ chi đã hoàn chỉnh đường địa đạo “xương sống”. Sau đó, các cơ duan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với đường “xương sống”, thành những hệ thống địa đạo liên hoàn.

Bước sang thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, địa đạo Củ Chi phát triển mạnh, nhất là đầu năm 1966, khi Mỹ dùng sư đoàn bộ binh số 1 “Anh cả đỏ” thực hiện cuộc hành quân mang tên Crimp, càn quét, đánh phá vùng căn cứ, và tiếp theo, đưa sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới” đến lập căn cứ Đồng Dù, liên tiếp mớ các cuộc càn quét, đánh phá ác liệt lực lượng cách mạng nơi đây.

Trước sức tấn công ác liệt của Mỹ - ngụy bằng cuộc chiến tranh hủy diệt dã man, Khu ủy Sài Gòn – Gia Định và Huyện ủy Củ Chi đã lãnh đạo nhân dân và lực lượng võ trang quyết tâm bám trụ chiến đấu, tiêu diệt quân địch, bảo vệ quê hương, bảo vệ vùng căn cứ cách mạng mang tính chiến lược quan trọng, là hướng tiếp cận và tiến công hiểm yếu đối với thủ đô ngụy Sài gòn.

Với khẩu hiệu “Một tấc không đi, một ly không rời”, bộ đội, dân quân du kích, cơ quan dân chính đảng cùng với nhân dân ra sức thi đua đào địa đạo, chiến hào, công sự suốt ngày đêm, bất chấp đạn bom, mưa nắng, tích cực xây dựng “xã ấp chiến đấu” thiết lập “vành đai diệt Mỹ” thành thế trận vững chắc bao vây, tiến công tiêu hao, tiêu diệt kẻ thù.

Phong trào đào địa đạo ngày càng phát triển rầm rộ, mạnh mẽ khắp nơi, trẻ già, trai gái nô nức tham gia kiến tạo đường hầm đánh giặc. Sức mạnh ý chí của con người đã chiến thắng khó khăn. Chỉ bằng phương tiện dụng cụ hết sức thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc ki xúc đất bằng tre, quân và dân Củ Chi đã tạo nên công trình đồ sộ với hàng trăm km đường ngầm dọc ngang trong lòng đất, nối liền các xã ấp với nhau như một “làng ngầm” kỳ diệu. Chỉ riêng việc chuyển tải hàng vạn mết khối đất đem đi phi tang ở một nơi khác để giữ bí mật địa đạo, đã là chuyện vô cùng gian khổ, công phu.

Có người hỏi khối lượng đất lớn đó giấu vào đâu cho hết ? Xin thưa, có nhiều cách: đổ xuống vô số những hố bom ngập nước, đắp thành ụ mối, đổ ra đồng ruộng cày bừa, trồng hoa màu lên trên…chỉ một thời gian là mất dấu vết. Các gia đình ở khu vực “vành đai”, nhà nào cũng đào hầm, hào nối liền vào địa đạo, tạo thế liên hoàn để vừa bám trụ sản xuất vừa đánh giặc giữ làng. Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi địa đạo là một pháo đài đánh giặc.

Đúng một năm sau cuộc càn Crimp, ngày 8-1-1967, quân Mỹ mở cuộc hành quân Cedar Falls vào vùng “Tam giác sắt”, nhằm triệt phá căn cứ và tiêu diệt lực lượng cách mạng. Thời gian này hệ thống địa đạo đã đạt tới độ dài với tổng số khoảng trên 200km. Địa đạo Củ Chi không mang tính thụ động mà mang tính hoạt động chiến đấu kết hợp với trận địa mìn trái dày đặc trên mặt đất, đã trở thành mối nguy hiểm thường trực đối với địch trong suốt cuộc chiến tranh.

§  Cấu trúc địa đạo

 

Hệ thống địa đạo chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, từ đường “xương sống” (đường chính) tỏa ra vô số nhánh dài ngắn, ăn thông với nhau, hoặc độc lập chấm dứt tùy theo địa hình. Có nhiều nhánh trổ ra sông Sài Gòn, để khi bị tình thế nguy kịch, có thể vượt qua sông sang vùng căn cứ Bến Cát (Bình Dương).

Đường hầm không sâu lắm nhưng chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép, những đoạn nằm sâu chống được bom cỡ nhỏ. Có những đoạn được cấu trúc từ hai đến ba tầng (tầng trên gọi là “thượng”, tầng dưới gọi là “trầm”). Chỗ lên xuống giữa các tầng, có nắp hầm bí mật. Trong địa đạo có những nút chặn ở những điểm cần thiết để ngăn chặn địch hoặc chất hoá học do địch phun vào. Có những đoạn hẹp, phải thật gọn nhẹ mới chui qua được. Dọc theo đường hầm có lỗ thông hơi bên trên được ngụy trang kín đáo và trổ lên trên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật. Vô số cửa được cấu trúc thành ổ chiến đấu, ụ súng bắn tỉa rất linh hoạt. Đây chính là chỗ bất ngờ với quân địch. Dưới những khúc địa đạo ở khu vực hiểm yếu, có đặt hầm chông, hố đinh, cạm bẫy…

Chung quanh cửa hầm lên xuống được bố trí nhiều hầm chông, hố đinh, mìn trái (gọi là tử địa), có cả mìn lớn chống tăng và mâm phóng lựu đạn chống máy bay trực thăng đổ chụp, nhằm tiêu diệt, ngăn chặn quân địch tới gần.

Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi sau khi chiến đấu, mắc võng được. Có các nơi dự trữ vũ khí, lương thực, thực phẩm, nước uống, có giếng nước, bếp Hoàng Cầm (bếp giấu khói trong đất), hầm làm việc của các vị lãnh đạo, chỉ huy, hầm giải phẩu, nuôi dưỡng thương binh, hầm chữa A vững chắc ho phụ nữ, người già, trẻ em trú ẩn. Có những hầm lớn, mái lợp thoáng mát, bên trên ngụy trang khéo léo để hội họp, chiếu phim, biểu diễn văn nghệ…

Vào thời kỳ đánh phá ác liệt, mọi hạot động của lực lượng chiến đấu và sinh hoạt của nhân dân đều “âm” xuống lòng đất. Trong điều kiện gian khổ vẫn cố gắng tạo ra cuộc sống bình thường, mặc cho trên mặt đất không ngớt bom đạn cày xới, lửa khói mịt mù… Nhưng thực tế ở trong địa đạo hết sức gian khổ, là chuyện vạn bất đắc dĩ. Do cần bảo tồn lực lượng để chiến đấu lâu dài nên phải chấp nhận mọi sự khắc nghiệt nhiều khi vượt quá sự chịu đựng của con người. Bởi trong lòng đất tối đen, chật hẹp, đi lại rất khó khăn, phần lớn đi khom hoặc bò.

Đường hầm có nơi ẩm ướt và ngột ngạt do thiếu dưỡng khí, ánh sáng (ánh sáng chủ yếu là đèn nến hoặc đèn pin). Mỗi khi có người ngất xỉu, phải đưa ra cửa hầm để hô hấp nhân tạo mới tỉnh lại. Vào mùa mưa, lòng đất lại phát sinh nhiều thứ côn trùng độc hại, nhiều nơi có cả rắn rết… Đối với phụ nữ, sinh hoạt càng khó khăn hơn. Có chị sinh con và nuôi con trong địa đạo phải chịu biết bao cực khổ.

Đã thế hàng trăm người lên xuống hằng ngày qua miệng hầm mà vẫn giữ bí mật cho địa đạo là chuyện hết sức phức tạp. Một cọng cỏ bị gãy, bị dính đất, một chiếc lá bị rách khác thường cũng phải sửa sang lại nếu không muốn bị địch phát hiện, tấn công.


Số lượt người xem: 38985    
Xem theo ngày Xem theo ngày
Object reference not set to an instance of an object.
Tìm kiếm